Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Giấy phép công cộng GNU (GNU GPL) là gì?

[caption id="" align="alignleft" width="180" caption="GNU Logo"]GNU Logo[/caption]

Giấy phép công cộng GNU (tiếng Anh là GNU General Public License, viết tắt là GNU GPL hay GNU) là giấy phép phần mềm tự do phổ biến nhất mới đầu do Richard Stallman viết cho dự án GNU. Phiên bản hiện hành của giấy phép này là phiên bản 3 năm 1997, phiên bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay là phiên bản 2 năm 1991. Giấy phép Công cộng GNU Hạn chế (LGPL) là giấy phép sửa đổi của GPL, được sử dụng cho một số thư viện phần mềm.

Ý tưởng của giấy phép


Giấy phép GPL phiên bản 2 gồm 12 điều khoản, phiên bản 3 gồm 17 điều khoản. Ý tưởng của nó là:
1. Phần mềm GPL phải là phần mềm tự do.
Tức là người sử dụng có 4 quyền sau với phần mềm GPL:

  • Tự do chạy chương trình, cho bất cứ mục đích nào.

  • Tự do tìm hiểu cách hoạt động của chương trình, và tự do sửa đổi nó. (Quyền truy cập mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho quyền tự do này.)

  • Tự do tái phân phối bản sao.

  • Tự do cải tiến chương trình, và phát hành những gì cải tiến ra công cộng. (Quyền truy cập mã nguồn là điều kiện tiên quyết cho quyền tự do này.)


So sánh với thoả thuận giấy phép người dùng cuối của phần mềm thương mại thường không cho người dùng cuối quyền nào trừ quyền sử dụng phần mềm và luôn hạn chế kỹ thuật phân tích ngược (reverse engineering).

2. Phần mềm phái sinh từ phần mềm GPL cũng phải là phần mềm GPL
Các giấy phép như BSD, MIT, Apache ... thường không có quy định gì về phần mềm phái sinh nên xảy ra việc phần mềm phái sinh bị biến thành phần mềm độc quyền - người sử dụng bị hạn chế quyền với phần mềm phái sinh. Để đảm bảo các quyền sửa đổi, sao chép, phân phối lại với phần mềm phái sinh vẫn được trao cho người sử dụng thì Richard Stallman đã làm ra giấy phép GPL trong đó yêu cầu phần mềm phái sinh cũng phải là phần mềm GPL. Giấy phép GPL được bảo hộ bởi luật bản quyền. Giấy phép này được Stallman gọi là copyleft chơi chữ với copyright để thể hiện tinh thần đối ngược với tinh thần của copyright.

Theo Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét